BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluen) là những chất được bổ sung vào thực phẩm để chống oxy hóa. BHT có tác dụng chống oxy hóa kém hơn BHA. Các thực phẩm có chứa chất béo (như bánh trung thu, bắp rang đóng gói, khoai tây chiên, các sản phẩm nướng, ngũ cốc, hạt dẻ, gia vị, kem, các loại mứt tráng miệng, bánh kẹo, các sản phẩm thịt, xúc xích, bơ, pho mát, dầu thực vật, bơ thực vật, kẹo cao suề..) thường sử dụng chất phụ gia chống oxy hóaBHA hoặc BHT hoặc cả hai.
Độc tính của BHA và BHT
Mặc dù có vai trò chông oxy hóa cho thực phẩm nhưng BHA và BHT lại có những tác động không tốt đến sức khỏe. Khi đưa vào động vật thí nghiệm một lượng BHT cao sẽ làm tăng sự hấp thu iod ở tuyến giáp, tăng trọng lượng của tuyến trên thận, giảm khôi lượng của lá lách, làm chậm quá trình vận chuyển các acid hữu cơ, gây tổn thương thận. Ớ liều lượng 50mg/ kg thể trọng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, liều lượng gây chết ở chuột (liều gây chết 50% động vật thí nghiệm) là l.OOOg/kg thể trọng. Khi BHT đi vào cơ thể qua đường miệng sẽ được hấp thụ nhanh chóng qua dạ dày, ruột, sau đó sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu và phân. Thử nghiệm trên động vật cho thấy, liều lượng BHT cao khi đưa vào cơ thể trong 40 ngày hoặc hơn sẽ gây độc cho các cơ quan. BHT không bị xem là chất độc đối với sự sinh sản và phát triển. Những nghiên cứu trên chuột về khả năng gây ung thư cho thấy: BHT có thể là tác nhân xúc tiến cho một vài chất sinh ung thư; tuy nhiên, ảnh hưởngnày đối với con người chưa được kiểm chứng. Ớ người, sự bài tiết BHT thông qua thận được thử nghiệm khi cho ăn với khẩu phần có chứa 40mg/kg thể trọng. Nghiên cứu cho thấy 50% liều lượng này được bài tiết ra ngoài trong 24 giờ đầu và 25% liều lượng còn lại được bài tiết trong 10 ngày tiếp theo.
Đối với BHA, thử nghiệm tiến hành trên chuột, thỏ cho thấy khi được đưa vào cơ thể qua đường miệng chúng được hấp thu ỗ dạ dày, ruột và được bài tiết nhanh chóng. Thử nghiệm cũng cho thấyBHA có độc tính thấp. Tác dụng gây độc mãn tính của BHA được thử nghiệm ở chuột, chó và khỉ với khẩu phần có vài phần trăm BHA (gấp vài ngàn lần liều lượng mà con người đưa vào cơ thể) trong hai năm và thấy rằng BHA không bị xem là mối nguy đối với sự sinh sản và phát triển. Năm 1982, người ta đã tìm thấy khôi u ác tính ở chuột khi được cho ăn ở liều lượng 2% trong khẩu phần (gần 0,8g/kg thể trọng một ngày) trong hai năm. Tuy nhiên, khôi u ác tính không hình thành khi cho ăn ỗ liều lượng 0,5% trong cùng điều kiện.
Các qui định liên quan đến BHA và BHT
Ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tể chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương - Nông (JECFA) đã nghiên cứu và khuyến cáo nhập lượng hàng ngày chấp nhận được (acceptable daily intake - ADI) cho BHA là 0 - 0,5mg/kg thể trọng/ngày và BHT là 0 - 0,3mg/kg thể trọng/ngày. Theo thông tư 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế thì BHT và BHA đều là các phụ gia chống oxy hóa nằm trong danh mục được phép sử dụng nhưng với lượng hạn chế và Bộ Y tế cũng quy định các giới hạn tối đa của BHT và BHA trong các loại thực phẩm khác nhau (xem bảng trên) .Khi cơ thể dung nạp quá nhiều BHA và BHT có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng thì các nhà chế biến cần sử dụng đúng liều lượng qui định còn người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn để nhận biết các thực phẩm có sử dụng BHA và BHT để hạn chế, không sử dụng quá nhiều các thực phẩm có chứa BHA và BHT, như vậy có thể tránh được việc đưa vào cơ thể hai chất này với một lượng vượt quá nhập lượng hàng ngày chấp nhận được
STT | Nhóm Thực Phẩm | Giới Hạn Tối Đa (mg/kg) | |
BHA | BHT | ||
1 | Các sản phẩm tạo màu trắng cho đồ uống | 100 | 100 |
2 | Sữa bột, cream bột ( nguyên chất) | 100 | 200 |
3 | Các sản phẩm tương tự sữa bột và cream bột | 100 | 75 |
4 | Dầu và mỡ tách nước | 175 | 75 |
5 | Kem lạnh thực phẩm bao gồm nước hoa quả ướp lạnh và trái cây | 200 | 200 |
6 | Rau, củ khô (bao gồm nấm, rể thực vật thân củ và thân rễ, đậu đỗ , lô hội) tảo biển, quả hạch và hạt | 200 | 200 |
7 | Sản phẩm cacao, sôcola | 200 | 200 |
8 | Sản phẩm kẹo mềm, kẹo cứng, nuga..,khác với các sp thuộc mã nhóm thực phẩm 050.1 05.3 và 05.4 | 200 | 200 |
9 | Kẹo cao su | 400 | 400 |
10 | Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm (VD: SP trang trí bánh) lớp phủ bề mặt (không phải quả) và nước sốt ngọt | 200 | 200 |
11 | Ngũ cốc ăn sáng bao gồm cả yến mạch xay | 200 | 100 |
12 | Các loại bánh nướng | 200 | 200 |
13 | Sản phẩm thịt gia cầm nguyên miếng hoặc cắt nhỏ đã qua chế biến | 200 | 100 |
14 | Các Loại cá phi lê, thủy sản đông lạnh | 200 | 200 |
15 | Thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối | 200 | 200 |
16 | Sản phẩm thủy sản sơ chế | 200 | 200 |
17 | Sản phẩm thủy sản lên men, đóng họp | 200 | 200 |
18 | Đồ gia vị, thảo mộc ( VD: gia vị dùng cho mì ăn liền ) | 200 | 200 |
19 | Viên súp và nước thịt | 200 | 100 |
20 | Nước chấm và các sản phẩm tương tụ khác | 200 | 100 |
21 | Nước chấm không ở dạng nhũ tương tự | 200 | 100 |
22 | Snack khoai tây, ngũ cốc, bột và tinh bột | 200 | |
23 | Quả hạch đã qua chế biến bao gồm cả quả hạch được phủ và hỗn hợp hạnh nhân | 200 | |
24 | Cá bao bột, thủy sản bao bột và cá phi lê bao bột | 200 | 200 |
TS. Nguyễn Thuần Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét